Quan hệ kinh tế

CHLB Đức vẫn luôn giữ vững vị trí đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh Châu Âu trong năm 2021. Trong năm này, tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt giá trị 14,5 tỷ EUR, trong đó giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Đức tăng 3,9% đặt ngưỡng 10,7 tỷ EUR, hàng hóa của Đức xuất sang thị trường Việt Nam cũng đạt giá trị 3,7 tỷ EUR, giảm 25,6% so với năm 2021.

Những hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam sang Đức gồm có linh kiện di động, giày dép, may mặc, các sản phẩm điện tử và cà phê. Các sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam từ Đức bao gồm máy móc, dược phẩm, thiết bị và các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất và các phương tiện giao thông. Việt Nam cần phải trang bị các trang thiết bị có giá trị cao và đây chính là cơ hội xuất khẩu tốt dành cho các máy móc có xuất xứ từ Đức “Made in Germany”.

Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức với 2 văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là một phần của mạng lưới AHK. Tại TP Hồ Chí Minh Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBAVN) có văn phòng nằm trong văn phòng của GIC/AHK Việt Nam, Hiệp hội này đã có hơn 291 công ty Đức là thành viên. Hiện nay hai văn phòng đang tiến hành các cuộc đàm phán để thành lập Phòng Công nghiệp và Thương mại song phương Đức-Việt. Doanh nghiệp 2 nước cũng rất trông mong vào Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam, đã được hai bên thông qua và sẽ có hiệu lực đầu tháng 8 năm 2020. Điều này sẽ tạo một xung lực cho sự phát triển kinh tế và hợp tác song phương hai nước.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Những nhà đầu tư lớn nhất năm 2019 đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Đức cũng đẩy mạnh hoạt động của mình ở Việt Nam. Hiện nay có khoảng 390 công ty Đức đang hoạt động tại Việt Nam hoặc có đối tác kinh doanh là các công ty của Việt Nam. Nếu Quý vị nhìn vào số liệu thống kê về các quốc gia đầu tư tại Việt Nam, Đức đứng ở vị trí thứ 17 (năm 2020).

Các công ty Đức tại Trung Quốc đang có xu hướng mở rộng đầu tư và di dời sang các quốc gia khác. Lý do ở đây là vì chi phí lao động tăng cao ở Trung Quốc, tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh rằng Việt Nam không phải là quốc gia có chi phí thấp nhất trong khu vực. Chi phí không phải là yếu tố duy nhất để quyết định việc đầu tư vào Việt Nam. Thay vào đó là yếu tố địa lý gần Trung Quốc, sự nỗ lực tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam và xu hướng đa dạng hóa thị trường đầu tư mới là các yếu tố quyết định.

 

Ở đây bạn sẽ tìm thấy các số liệu thương mại hiện tại Bavaria - Việt Nam.