Dữ liệu kinh tế vĩ mô

Việt Nam có những điều kiện tốt nhất để phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, cụ thể là: cơ cấu dân số trẻ nhất châu Á, sự tăng trưởng mạnh mẽ của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng như đã tham gia rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do. Trong đó nổi bật nhất là hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam, sẽ có hiệu lực đầu tháng 8 năm 2020.

Cả trong cuộc chiến chống virus Corona Việt Nam cũng thể hiện được điểm mạnh của mình. Với chi phí vừa phải, Việt Nam vẫn khống chế tốt dịch bệnh nhờ vào việc nhận biết sớm nguy cơ, tuyên truyền hiệu quả, những biện pháp kịp thời cũng như ý thức tuân thủ quy định của người dân. Tính đến ngày 20 tháng 6, cả nước Việt Nam chỉ có 394 ca nhiễm COVID, trong đó không có ca nào tử vong. Trong thời gian giãn cách xã hội thậm chí quá trình lao động sản xuất cũng bị ảnh hưởng, chủ yếu là do sự gián đoạn về chuỗi cung ứng của phía Trung Quốc và suy giảm nhu cầu bên Tây Âu và Bắc Mỹ.

Do quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế mà kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhất là ngành công nghiệp du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên, theo dự đoán của IWF, Việt Nam vẫn sẽ đạt được mức phát triển mạnh mẽ trong năm 2020. Ngân hàng thế giới dự báo rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng 3% trong năm 2020 nhờ vào sự phản ứng kịp thời của chính phủ với đại dịch và số ca mắc được kiểm soát tốt.

Các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra rất quan tâm tới quốc gia Đông Nam Á này. Các công ty nước ngoài đã đầu tư mới 15,5 tỷ USD  tại Việt Nam trong năm 2019. Đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020 cam kết đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã đạt 13,7 tỷ USD.

Sự bùng nổ trong phát triển kinh tế cũng có tác động tích cực đến  thị trường bán lẻ. Sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài đến từ dân số xấp xỉ 95,5 triệu người và là một trong những quốc gia có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất trong Châu Á.

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào ngoại thương, chiếm tới 197,9% tổng sản phẩm quốc nội của năm 2019. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đối với nhập khẩu thì Trung Quốc là đối tác hàng đầu với khoảng 29,8% hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ đây. Tính riêng trong năm 2020, CHLB Đức nhập khẩu từ Việt Nam 10,3 triệu EUR giá trị hàng hóa. Hàng hóa xuất khẩu của Đức cùng lúc đạt 3,0 triệu EUR.

Bên cạnh Singapore, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á tham gia vào tất cả các Hiệp định thương mại tự do trong khu vực, qua đó việc thu hút đầu tư từ nước ngoài  sẽ dễ dàng hơn, bao gồm: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TPP11) cũng như Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam và liên minh kinh tế Á-Âu đứng đầu bởi Nga (EAWU). Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU cũng sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 8 năm 2020, góp phần thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Cùng với việc phát triển hết sức năng động của nền kinh tế Việt Nam, các Hiệp định thương mại tự do cũng giúp Việt Nam trở thành một điạ điểm đầu tư hấp dẫn hơn. Các quy định về việc giảm thuế nhập khẩu trong các Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam.